Cẩm nang mẹ bầu: Giải mã 7 ngôn ngữ bé sơ sinh

Trong những cẩm nang mẹ bầu “tập đầu” nhất định phải biết là hiểu rõ “ngôn ngữ bé sơ sinh”. Từ những hành động nhỏ nhặt của bé, mẹ có thể hiểu được nhu cầu bé đang cần và chăm sóc bé tốt hơn.

Chăm sóc bé sơ sinh chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với ba mẹ “tập đầu” sinh con sẽ càng cần các cẩm nang mẹ bầu như thế này. Bởi vì bé sơ sinh chưa biết nói nên bố mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc giao tiếp cũng như hiểu để đáp ứng nhu cầu của bé. Tuy nhiên, nếu mẹ quan sát kỹ sẽ hiểu được tại sao bé lại như vậy. Việc hiểu được ngôn ngữ cơ thể của bé sơ sinh sẽ giúp việc chăm sóc bé trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.

cẩm nang mẹ bầu

Trong bài viết này, Lần đầu làm mẹ muốn chia sẻ cẩm nang mẹ bầu “tập đầu” nhất định phải biết: Top 7 ngôn ngữ của bé sơ sinh và những giải mã đơn giản, giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn.

Ngôn ngữ của bé sơ sinh là như thế nào?

Bé sơ sinh không thể biểu hiện những cảm xúc bằng lời nói nhưng theo bản năng bé vẫn có thể tự biểu đạt những điều bé muốn theo những cách rất riêng. Tuy nhiên, cẩm nang mẹ bầu quan trọng nhất là lưu ý những hành động cơ thể của bé để hiểu được nhu cầu.

3 hệ ngôn ngữ cơ thể của bé sơ sinh, gồm:

  • Tiếng khóc.
  • Âm thanh trẻ phát ra.
  • Cử động tay chân.

Trong 3 hệ ngôn ngữ thì tiếng khóc chính là hệ ngôn ngữ cơ thể dễ nhận thấy nhất của bé sơ sinh. Bé sơ sinh thường sẽ ngủ rất nhiều và chỉ thức giấc khi có nhu cầu ăn uống hoặc có tác động bên ngoài.

Bé sẽ khóc để báo hiệu cho mẹ biết bé đói, bé đau hay bé khó chịu. Đôi khi, bé khóc chỉ vì muốn được che chở, vỗ về. Bên cạnh đó, bé cũng sẽ có những hành động khác như dụi mắt, mặt đỏ và nhăn,… để báo hiệu với mẹ những nhu cầu thiết yếu khác của bé.

Thông qua các cẩm nang mẹ bầu, bằng việc thấu hiểu những hành động cơ thể của bé sơ sinh sẽ giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn, tạo dựng được thời gian biểu sinh hoạt tốt hơn. Từ đó giúp mẹ đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của bé.

Top 7 “ngôn ngữ” thường thấy ở bé và cách giải mã chúng 

1. Bé luôn lắc hoặc xoay đầu khi ngủ 

Đây là một trong những cẩm nang mẹ bầu nhất định phải biết vì đây cũng là biểu hiện phổ biến nhất mẹ hay thấy khi bé ngủ những giấc trưa hoặc giữa đêm. Khi bé ngọ nguậy có nghĩa bé đang cảm thấy nóng bức và đổ mồ hôi.

Những lúc như thế này, mẹ có thể dùng quạt nhẹ để bé thoái mái hơn hoặc cho bé ngủ với nhiệt độ máy lạnh từ 27 độ ngay từ đầu giấc ngủ. Bên cạnh đó, mẹ có thể chọn quần áo cho bé với chất liệu mỏng nhẹ, thoáng khí để bé cũng tránh bị hâm, ngứa và thoải mái hơn.

2. Bé cau mày và mặt đỏ rất nhiều 

Nếu bé đang nằm chơi hoặc ti sữa rất thoải mái nhưng đột nhiên bé cau mày và mặt đỏ rất nhiều nghĩa là bé sắp đi ngoài. Khi vừa nhìn thấy biểu hiện này, mẹ có thể chủ động giúp bé nằm xuống thoải mái hơn để bé đi vệ sinh và chuẩn bị tã cùng khăn lau để sẵn sàng xử lý cho bé sau khi xong. Với cẩm nang mẹ bầu này sẽ giúp mẹ nhẹ nhàng hơn trong việc chăm bé, tránh việc bé có thể vệ sinh dính ra bên ngoài tã.

3. Mút tay và phun mưa 

Hầu hết các em bé sơ sinh đều sẽ mút tay hoặc đôi khi sẽ phun mưa khiến ba mẹ lo lắng vì bé dễ dây nước miếng sang quần áo hoặc một số các vật dụng khác. Tuy nhiên đây là cách các em bé đang giải trí và vui chơi, đồng thời cũng là cách giúp bé tự tự trấn an, cảm thấy an tâm, thoải mái.

Một số cẩm nang mẹ bầu chia sẻ rằng mẹ có thể cho bé dùng ti giả để tránh việc bé mút tay, đảm bảo an toàn hơn vì tay bé có thể chạm vào các vật dụng khác, không được sạch sẽ.

4. Mẹ nằm cạnh trò chuyện nhưng em bé không trả lời 

Từ 4 – 5 tháng con đã có thể ê a khi ba mẹ trò chuyện cùng con và có những phản ứng cực kỳ đáng yêu. Tuy nhiên nếu ba mẹ đang nằm cạnh trò chuyện mà bé không trả lời nữa nghĩa là bé đã rất buồn ngủ và có thể lim dim đi vào giấc ngủ ngay sau đó. Từ biểu hiện nhỏ xíu này, mẹ có thể chủ động sắp xếp chỗ ngủ cho con và trò chuyện cùng con trước khi bước vào giấc ngủ.

Những cuộc trò chuyện ngắn sẽ giúp mẹ và bé khắng khít hơn, tạo cho bé sự phát triển tốt nhất về nhận thức ngay từ khi sơ sinh. Đây cũng là một trong những cẩm nang mẹ bầu quan trọng, mẹ cần lưu ý để tránh việc làm bé không thoải mái hoặc qua giấc ngủ của bé và đừng quên thêm vào cẩm nang mẹ bầu của mình mẹ nha.

5. Khi con từ chối ti bình 

Mẹ không cần phải quá lo lắng nếu bé từ chối ti bình dù sữa còn nhiều hay ít hoặc từ chối cả việc uống nước, bởi vì khi này bé đã rất no, nếu mẹ cố gắng cho bé ti nốt, rất có thể khiến bé nôn trớ.

Mỗi em bé sơ sinh đều sẽ có nhu cầu ăn uống khác nhau, vậy nên cách tốt nhất là mẹ hãy cho bé ăn theo lịch kèm theo quan sát các ngôn ngữ cơ thể của bé để cho bé ti một cách thoải mái nhất, tránh việc mẹ cảm thấy áp lực khi chăm bé. Đây cũng là một trong những cẩm nang mẹ bầu quan trọng, nhất là với mẹ bỉm “tập đầu”.

6. Con vò đầu bứt tai 

Trong một số trường hợp bé sẽ vừa vò đầu bứt tai và vừa khóc nên việc thấu hiểu những hành động, ngôn ngữ của con là cẩm nang mẹ bầu thật sự cần thiết. Những lúc như thế này, mẹ sẽ rất lo lắng vì không biết bé đang cảm thấy như thế nào. Khi bé có dấu hiệu này nghĩa là bé đang cảm thấy tức giận hoặc khó chịu một điều gì đó.

Mẹ có thể xem lại việc mình vừa làm trước đó, chẳng hạn như mẹ mang đồ chơi của bé đi cất, mẹ vừa hút mũi và nhỏ mắt cho bé,… Để có thể làm dịu bé, mẹ nên nhẹ nhàng ôm ấp và trò chuyện cùng bé hoặc làm những việc bé yêu thích như cho bé nghe nhạc,… Lưu ý cẩm nang mẹ bầu này để chăm bé mẹ nha!

7. Dụi mắt liên tục 

Đây là một trong những cẩm nang mẹ bầu đơn giản nhất vì sau một vài lần quan sát mẹ có thể nhận ra ngay. Khi bé dụi mắt liên tục nghĩa là bé đã rất buồn ngủ, trong một số trường hợp bé chưa thể đi ngủ vì vẫn còn đang mãi chơi, hoặc vẫn còn có gì đó khiến bé chưa thoải mái, chưa thể đi vào giấc ngủ. Những lúc như thế này mẹ có thể chủ động đặt bé vào chỗ ngủ, tắt đèn hoặc kéo rèm để bé được thoải mái hơn và sẵn sàng đi vào giấc ngủ.

Những ngôn ngữ của bé sơ sinh không khó nếu mẹ chịu khó quan sát và đã có cẩm nang mẹ bầu bên cạnh. Hy vọng rằng những chia sẻ này từ Lần đầu làm mẹ sẽ giúp các mẹ “tập đầu” sinh con sẽ nhẹ nhàng và thoải mái tâm lý hơn khi chuẩn bị đón chào thiên thần nhỏ.