Cẩm nang mẹ bầu: 6 câu mẹ nên nói với con hằng ngày

Giao tiếp với trẻ nhỏ là một phần thiết yếu trong cẩm nang mẹ bầu đối với quá trình nuôi dạy con. Bài viết này sẽ chia sẻ 6 câu giao tiếp mẹ nên nói với con hàng ngày để giúp trẻ phát triển toàn diện.

Cẩm nang mẹ bầu không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc sức khỏe mà còn bao gồm kỹ năng giao tiếp với con và là một trong những kỹ năng nên được mẹ bầu tìm hiểu càng sớm càng tốt. Mẹ có thể giao tiếp với con ngay từ những ngày đầu mang thai để tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.

Thực hiện giao tiếp một cách hợp lý không chỉ giúp con cảm nhận được tình yêu thương mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển cảm xúc và trí não của trẻ. Cẩm nang mẹ bầu này vẫn nên được tiếp tục ngay cả sau khi mẹ sinh bé, bởi lẽ quá trình giao tiếp ở những năm tháng đầu đời của con cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách và nhận thức của con sau này.

Cẩm nang mẹ bầu

Những câu nói đơn giản nhưng nếu được biểu đạt theo nhiều cách tinh tế khác nhau sẽ đem đến những hiệu quả bất ngờ, không chỉ giúp trẻ hình thành sự tự tin mà còn góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp sau này hơn rất nhiều.

Hãy cùng khám phá cẩm nang mẹ bầu với 6 cách giao tiếp mẹ nên thực hiện với con hàng ngày trong bài viết dưới đây.

1. “Mẹ nghĩ là…”

Khi mẹ bắt đầu câu nói bằng “Mẹ nghĩ là…”, trẻ sẽ nhận ra rằng mẹ đang chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mẹ, từ đó trẻ sẽ biết rằng mình cần phải lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mẹ. Đây là cẩm nang mẹ bầu đầu tiên rất đáng để mẹ lưu ý.

Ngoài ra, cách diễn đạt này sẽ giúp mẹ bày tỏ quan điểm cá nhân nhưng vẫn tạo được cảm giác gần gũi và an toàn với trẻ, thông qua đó trẻ sẽ học được cách thể hiện cảm xúc và ý kiến cá nhân của mình tốt hơn.

Ví dụ:
Không nên nói: “Con phải đi giày vào, đi dép sẽ bị lạnh.”
Nên nói: “Mẹ nghĩ là con nên đi giày, vì đi dép sẽ dễ bị lạnh.”

Câu nói này không chỉ đơn thuần là một sự nhắc nhở mà sẽ giúp trẻ cảm thấy mình được yêu thương, được tôn trọng và biết thêm được những điều bổ ích từ mẹ. Đây sẽ là cẩm nang mẹ bầu rất cần khi con bắt đầu biết nhận thức.

2. “Con thử nghĩ xem…”

Đay là một trong những cẩm nang mẹ bầu nhất định nên lưu lại vì câu nói này không chỉ kích thích tư duy, hình thành tư duy phản biện ở con từ sớm, mà còn giúp con phát triển khả năng sáng tạo khi đưa ra câu trả lời cho mẹ.

Khi mẹ khuyến khích con suy nghĩ, con sẽ học cách phân tích và đưa ra quyết định. Vậy nên đây là cẩm nang mẹ bầu cần sử dụng thường xuyên.

Ví dụ:
Không nên nói: “Không được vứt đồ xuống đất, vỡ bây giờ.”
Nên nói: “Con thử nghĩ xem, nếu con vứt đồ xuống đất thì chuyện gì sẽ xảy ra?”

Những câu hỏi theo cấu trúc này sẽ là cẩm nang mẹ bầu cần lưu lại, vì không gây nên cảm giác căng thẳng cho trẻ hay khiến trẻ có cảm giác bị cha mẹ mắng, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ học cách tư duy và phân tích về các sự vật, sự việc xung quanh mình, giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn khi đưa ra ý kiến về lâu dài.

3. “Nếu là con…”

Cẩm nang mẹ bầu cần lưu ngay chính là cách giúp con tự tư duy về chính mình. Sử dụng câu nói này giúp trẻ phát triển khả năng đồng cảm và xây dựng được sự thấu hiểu đối với người khác.

Đây cũng chính là cẩm nàng mẹ bầu giúp trẻ hình dung và đánh giá các tình huống từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó đưa ra các quyết định của mình một cách hợp lý.

Ví dụ:
Không nên nói: “Không được cướp đồ của bạn.”
Nên nói: “Nếu là con, con sẽ làm gì khi có bạn muốn cướp đồ của con?”

Câu hỏi này giúp trẻ học cách đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết được nên hành động như thế nào cho đúng, qua đó phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội và tăng sự đồng cảm với mọi người. Lưu ngay cẩm nang mẹ bầu này để cùng con phát triển thật tốt mẹ nha.

4. “5 phút nữa nhé…”

Việc thông báo thời gian cụ thể giúp trẻ không cảm thấy bị đột ngột khi phải dừng hoạt động của mình và dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị tâm lý cho những thay đổi sắp tới. Đây là mộtr trong những cẩm nang mẹ bầu giúp trẻ hình thành các khái niệm về thời gian và quản lý thời gian tốt hơn trong tương lai.

Ví dụ:
Không nên nói: “Tắt tivi ngay.”
Nên nói: “Chúng ta sẽ đi ngủ trong 5 phút nữa nhé, con có thời gian để xem tivi thêm một chút.”

Cẩm nang mẹ bầu này giúp trẻ giảm thiểu sự phản kháng khi phải dừng hoạt động yêu thích của mình lại và có thể bắt tay vào thực hiện các việc khác cần làm sau đó với một tâm thế thoải mái hơn.

5. “Con muốn…”

Với mẫu câu hỏi này, mẹ không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với mong muốn của trẻ mà còn khuyến khích trẻ tự tin bày tỏ ý kiến của mình. Khi mẹ hỏi “Con muốn…”, trẻ sẽ cảm thấy được lắng nghe, tôn trọng và có quyền đưa ra ý kiến, quyết định của riêng mình.

Ví dụ:
Không nên nói: “Đi ra ngoài với mẹ.”
Nên nói: “Con có muốn đi ra ngoài với mẹ không?”

Cẩm nang mẹ bầu này không chỉ giúp trẻ cảm thấy không bị ép buộc và tạo thành tâm lý phản kháng, mà còn tạo cơ hội cho mẹ hiểu được sở thích của con mình. Về lâu dài, trẻ sẽ học được cách bày tỏ và bộc lộ bản thân mình tốt hơn.

6. Tôn trọng cảm xúc của con

Việc tôn trọng cảm xúc của trẻ là rất quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý của con. Khi mẹ thể hiện cho trẻ thấy rằng cảm xúc của mình được tôn trọng, trẻ sẽ hiểu rằng mọi cảm xúc của mình đều có giá trị và được công nhận, giúp trẻ tự tin hơn trong việc thể hiện bản thân và cảm xúc của mình.

Ví dụ:
Không nên nói: “Có thế mà đã khóc.”
Nên nói: “Con có đau không? Con đau ở đâu?”

Câu nói tưởng chừng như đơn giản này lại khiến trẻ cảm thấy an toàn để bộc lộ cảm xúc, từ đó tăng cường phát triển cảm xúc của trẻ và xây dựng được mối quan hệ gần gũi hơn với mẹ. Cẩm nang mẹ bầu này rất có ích khi con bắt đầu bước đến giai đoạn “khủng hoảng” tuổi lên 2.

Giao tiếp tốt với trẻ từ những năm đầu đời là một phần quan trọng trong việc xây dựng mối liên kết gần gũi giữa mẹ và con. Những cách diễn đạt tinh tế như trên không chỉ giúp trẻ phát triển tư duy, cảm xúc toàn diện mà còn tạo ra một môi trường yêu thương và an toàn cho trẻ.

Thông qua “cẩm nang mẹ bầu” này, hy vọng mẹ sẽ áp dụng những câu giao tiếp này vào cuộc sống hàng ngày để nuôi dưỡng và phát triển mối quan hệ với con một cách tốt nhất. Hãy nhớ rằng, tình yêu và sự quan tâm của mẹ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.