7 mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai mẹ cần biết

Bật mí 7 mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai mẹ cần biết để thai kỳ được diễn ra một cách thuận lợi, khoẻ mạnh và tốt nhất. Dưới đây sẽ là những thông tin chi tiết và lịch tiêm phòng mẹ cần biết. 

mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai

Bên cạnh việc chú trọng thực đơn dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, việc tiêm phòng vắc xin cho mẹ bầu giữ vai trò đặc biệt quan trọng giúp mẹ và bé đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm dẫn đến các hệ quả đáng tiếc trong thai kỳ. Vậy đâu sẽ là những mũi tiêm quan trọng nhất? Lịch tiêm phòng cho mẹ bầu như thế nào và cần lưu ý những gì khi tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin trên để mẹ có thể chuẩn bị hành trang cho một thai kỳ kỳ tích cực, suôn sẻ, giúp mẹ không cảm thấy việc mang thai mệt mỏi, nặng nề mà hết sức thoải mái, tận hưởng từng ngày em bé lớn lên trong bụng.

1. Xác định tháng muốn thụ thai 

Để biết được mẹ cần phải có những mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai, việc xác định tháng muốn thụ thai rất cần thiết. Đây sẽ là yếu tố quyết định đến thời gian mẹ tiêm phòng vắc xin 3 trong 1 (Sởi – Quai bị – Rubella). Mũi tiêm này cần tiêm trước 3 tháng trước khi mang thai.

Ngoài ra, mũi tiêm Cúm cũng rất quan trọng khi dịch bệnh về đường hô hấp liên tục hoành hành. Khi mang bầu, sức đề kháng của mẹ sẽ bị giảm và dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Mũi cúm cần tiêm ít nhất trước 1 tháng trước khi thả có bầu.

Với những bố mẹ có bệnh mãn tính như viêm gan B, viêm gan C thì cần xét nghiệm mức độ hoạt động của virus và uống thuốc ức chế hoạt động của virus trước khi thả có bầu là 3 tháng và dừng thuốc trước khi thả 1 tháng. Việc dừng thuốc trước khi thả 1 tháng là để nồng độ còn lại của thuốc sẽ đào thải ra ngoài và không ảnh hưởng đến quá trình phôi thai hình thành, không tác động xấu đến chuỗi gen ADN kết hợp.

Nếu bố mẹ vẫn băn khoăn không biết nên thả tháng nào để sinh được con theo ý muốn, hoặc sinh vào tháng giúp con thông minh, tài giỏi, cả đời hạnh phúc an yên, bố mẹ có thể tham khảo thêm các bài viết trên Lần đầu làm mẹ nha!

2. Tổng hợp 7 mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai mẹ cần biết 

VẮC XIN CÚM 

Cúm là mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai mẹ nhất định không thể bỏ qua. Cúm là bệnh thường gặp và dễ khỏi đối với người bình thường nếu được điều trị và uống thuốc đúng cách. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ, cúm có thể gây dị tật bẩm sinh và đây là thời điểm mẹ hoàn toàn không thể dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị cúm.

Khi mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể khiến thai chết lưu và gây sảy thai. Do đó, vắc xin cúm là mũi tiêm quan trọng đặc biệt cần thiết với phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai.

VẮC XIN HO GÀ – BẠCH HẦU – UỐN VÁN

Ho gà là một trong những mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai mẹ phải biết vì đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp. Thậm chí, trẻ em dưới 1 tuổi chưa được tiêm ngừa vắc xin ho gà rất dễ mắc bệnh và diễn tiến nặng.

Bạch hầu cũng là một trong những mũi tiêm quan trọng ở phụ nữ mang thai vì bệnh này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong, thai lưu và đẻ non. Ngoài ra, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng như suy hô hấp, tổn thương tim, thận và tổn thương thần kinh.

Trong khi đó, uốn ván cũng là mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai mẹ cần biết vì đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao (25% – 90%) đặc biệt ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh không được hưởng miễn dịch thụ động từ mẹ và có nguy cơ cao mắc bệnh nếu mẹ chưa tiêm phòng vắc xin này.

VẮC XIN THUỶ ĐẬU 

Vắc xin thuỷ đậu là mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai mẹ cần biết. Nếu mẹ chưa từng có miễn dịch thủy đậu, chắc chắn sẽ cần được tiêm phòng trước khi có thai. Nếu đã được tiêm phòng từ nhỏ, mẹ vẫn cần tiêm thêm 1 mũi tăng cường.

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai nhiễm virus thủy đậu trong 3 tháng đầu rất có nguy cơ mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng này là những bóng nước để sẹo ở da, dị tật đầu nhỏ, trẻ sinh nhẹ cân, chậm phát triển về tâm thần, trào ngược dạ dày – thực quản… Có khoảng 30% trẻ tử vong nếu mắc thuỷ đậu bẩm sinh, 15% trẻ có nguy cơ mắc bệnh Zona trong 4 năm đầu đời.

VẮC XIN PHÒNG PHẾ CẦU KHUẨN 

Phế cầu khuẩn là mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai mẹ nhất định phải biết. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não,…

Ngày nay, không chỉ riêng trẻ em, phế cầu khuẩn đã tấn công nhiều hơn ở người lớn. Hiện nay, chi phí điều trị các bệnh gây ra do phế cầu khuẩn có thể kéo dài đến hàng trăm triệu đồng/ca và điều trị dài ngày.

VẮC XIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN 

Đây cũng được xem là mũi tiêm quan trọng khi mẹ chuẩn bị mang thai vì viêm não Nhật Bản có tỷ lệ mắc là 67.900 ca/năm, tỷ lệ tử vong 25%-30% và có đến 50% bệnh nhân có di chứng nặng như di chứng thần kinh, khó khăn trong học tập, vấn đề trong ứng xử.

Viêm não Nhật Bản ở phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi nên mẹ nhất định cần có kế hoạch chủ động tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản trước khi mang thai để phòng nguy cơ nhiễm viêm não Nhật Bản trong thai kỳ.

VẮC XIN SỞI – QUAI BỊ – RUBELLA 

Sởi: Là mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai vì khi mẹ mang thai và mắc sởi có nguy cơ bội nhiễm do suy giảm miễn dịch, đe dọa nguy cơ suy thai, sảy thai, sinh non, dị dạng thai nhi rất cao, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.

Quai bị: Cũng là mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai vì Virus quai bị (Mumps virus) có thể gây viêm nhiễm buồng trứng, phá hủy tế bào trứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Mẹ bầu mắc quai bị ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đe doạ cho thai kỳ và thai nhi. Nếu nhiễm virus quai bị trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ thì nguy cơ ảnh hưởng càng cao, có thể gây dị tật thai nhi, sinh non hoặc thai chết lưu.

Rubella: Là một trong những mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai, được lưu ý hàng đầu. Mẹ bầu nhiễm Rubella trong thai kỳ có nguy cơ gặp các biến chứng khi sinh nở như sinh non, thai chết lưu; đồng thời trẻ sinh ra dễ mắc Hội chứng Rubella bẩm sinh với các khuyết tật về ống thần kinh, dị tật tim, mù mắt…

VẮC XIN VIÊM GAN A, B 

Đây được xem là mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai mẹ cần chuẩn bị. Thậm chí mẹ cần xét nghiệm viêm gan trước khi lên kế hoạch mang thai, trong trường hợp mắc bệnh, mẹ sẽ được chỉ định điều trị trước khi mang thai và ngược lại nếu không mắc bệnh, mẹ sẽ được chỉ định tiêm phòng.

Khi mẹ nhiễm viêm gan A hoặc B trong thời gian mang thai, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ lây truyền sang trẻ có thể lên đến 90%. Vì vậy, để chủ động phòng bệnh, chị em nên hoàn thành 3 mũi viêm gan B trước khi mang thai. Tuy có thể kéo dài thời gian hơn dự kiến nhưng sẽ giúp mẹ bầu an toàn hơn trong suốt thai kỳ. Vì vậy mẹ cần có kế hoạch tiêm phòng từ 6 tháng trở lên khi xác định được tháng mẹ muốn mang thai.

3. Lịch tiêm phòng 7 mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai

4. Mẹ bầu tiêm phòng các mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai trễ lịch có sao không?

Về nguyên tắc, tiêm đúng phác đồ, đúng lịch tiêm phòng cho mẹ bầu là phương pháp phòng bệnh tối ưu nhất, vì khi đó vắc xin sẽ phát huy được tối đa hiệu quả phòng bệnh. Nếu vì nguyên do bất khả kháng khiến việc tiêm vắc xin bị chậm trễ, cũng sẽ không làm giảm hiệu quả của vắc xin sau khi hoàn thành lịch tiêm.

Theo đó, phụ nữ mang thai cần hoàn tất các vaccine được khuyến cáo trước thời gian tối thiểu, việc trì hoãn hay trễ lịch tiêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, khi quá lịch hẹn, mẹ bầu nên đi tiêm chủng càng sớm càng tốt và cần thông báo cho bác sĩ để có chỉ định tiêm phù hợp, đảm bảo hiệu quả của vắc xin.

Tuy nhiên, nếu mẹ đã mang thai (không theo kế hoạch) và chưa có sự chuẩn bị đầy đủ thời gian tiêm phòng các vắc xin quan trọng, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tiêm ngừa một số mũi tiêm quan trọng và phù hợp nhất để vẫn đảm bảo thai kỳ khoẻ mạnh.

Hy vọng những thông tin đầy đủ vè 7 mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai mẹ cần biết sẽ giúp mẹ có một hành trình mang thai khoẻ mạnh và thuận lợi trong suốt 9 tháng 10 ngày. Cùng theo dõi thêm những thông tin khác trên Lần đầu làm mẹ nha!